Shopping Cart

Thành Tiền 0đ
Tổng Tiền 0đ

Trà Xanh Sơn Tiệm Dệt Hương Lài (Nhài) - Shan Tuyết Cổ Thụ Tà Xùa Việt Nam

350,000đ

Nguồn gốc: Tà Xùa, Việt Nam

Mô tả: Trà Xanh Sơn Tiệm Dệt Hương Lài có hương thơm thanh tao, do được dệt hương kỳ công bằng phương pháp truyền thống. Mỗi ngụm trà cho ta cảm giác như một vườn hoa lài bừng nở trong khoang miệng, pha lẫn trong đó là nốt hương khói pha lẫn hương cốm đặc trưng của Trà Xanh Tà Xùa. Sự tươi ngọt, chút ngậy béo và vị umami tròn đầy của trà xanh sẽ làm bừng tỉnh mọi giác quan. Trà Xanh Sơn Tiệm Dệt Hương Lài (Nhài) là sản phẩm Ngon và Lành mà Đây là An Viên Trà Đạo muốn gửi đến Quý Trà Hữu!

Định lượng: 100g

Số lượng :

NHẬP THÔNG TIN ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN

1. Hình – Sắc – Hương – Vị

Hình: Từng búp trà xanh Tà Xùa khoác lên mình lớp lông tơ trắng mịn minh chứng cho điều kiện tự nhiên vô cùng đặc biệt của “miền sương” Tà Xùa.

Sắc: Màu nước trong trẻo, pha lẫn sự óng ánh của từng chiếc lông kim bạc trong nước.

Hương: Hương thơm hoa lài truyền thống vương vấn và bền bỉ trong nước. Điểm vào trong đó là chút hương khói do kỹ thuật sao tay truyền thống của thôn bản Tà Xùa. Hương thơm lài và hương cốm đặc trưng của trà xanh quấn quí với nhau và kéo dài trong khoảng 6 – 7 lần nước.

Vị: Vị ngọt thanh tao nơi đầu lưỡi đặc trưng cho loại trà giàu nội chất. Chút vị chát đắng làm cho vị trà trở nên đặc biệt hơn. Hậu vị kéo dài, trà khí mạnh.

2. Điều kiện tự nhiên đặc biệt vùng Tà Xùa

Vì sao Đây là An Viên Trà đặt tên loại trà này là Sơn Tiệm ?

Trong quẻ Dịch, quẻ Phong Sơn Tiệm bao gồm Nội Quái là Cấn (núi) và Tốn (gió). Quẻ này thể hiện rõ điều kiện tự nhiên đặc trưng của Tà Xùa, với độ cao từ 1500m – 1700m, quanh năm bao phủ bởi sương mù và gió núi. Cây Trà Shan Tuyết sinh trưởng hoàn toàn tự nhiên trong điều kiện tương đối khắc nghiệt đã tạo ra lượng nội chất dồi dào và hương vị đặc trưng không lẫn đi đâu được. Cùng với kỹ thuật sao chế nhiều kinh nghiệm của bà con miền núi đã cho ra đời một loại trà ngon nức tiếng đưa Tà Xùa trở thành vùng trà Cổ Thụ được nhiều người biết đến.

3. Kỹ thuật dệt hương lài truyền thống

Kỹ thuật dệt (ướp) hương hoa vào trà là kỹ thuật tái gia công cơn bản có lịch sử lâu đời, loại hoa đầu tiên được dệt hương vào trà là hoa lài. Trà dệt hương hoa được biết đến sớm nhất ở Phúc Châu (Phúc Kiến) sau đó lan sang Hàng Châu và Tô Châu vào thế kỷ 12. Loại Trà dệt hương hoa đầu tiên được biết đến là trà hương Lài (Mạt Lị Hoa Trà) do Phúc Kiến sản xuất và thời Nam Tống. 

Theo "Sử ký" của nhà Hán, hoa nhài có nguồn gốc từ Đế chế La Mã cổ đại, vào thời nhà Hán, nó đã đến Ba Tư cổ đại và Thiên Trúc thông qua Con đường tơ lụa trên biển, sau khi đến Ấn Độ, nó đã trở thành loài hoa thiêng liêng của Phật giáo. Sau đó, nó lan truyền đến Phúc Châu.

Vào thời nhà Đường, hoa nhài được coi là biểu tượng của “băng cơ ngọc cốt” (da băng, xương ngọc), thờ ơ với danh lợi và đại diện cho sự chính trực của quan lại học giả. Người ta tin rằng khi hoa nhài nở thì tất cả các loài hoa đều mất đi hương thơm, từ đó hoa nhài trở thành “hương thơm trời cho” và được coi là vật thiêng của Phật giáo cùng với Bồ đề.

Trà dệt hương hoa lài sớm được người Việt tiếp thu và trở thành một trong năm dòng hương truyền thống được người Việt ưa chuộng nhất (ngũ hương) bao gồm: lài, sen, ngâu, sói, sứ. Trà Sơn Tiệm Dệt Hương Lài (Nhài) được làm bắng phương pháp thủ công truyền thống. Với nhiều bước phức tạp. Trước tiên trà sẽ được lấy phẩm trà cổ thụ lâu năm thành phẩm, trà ít tuổi vị rất nhạt uống không ngon. Loại trà này phải được ủ khoảng 1 năm, trà mới con mùi nhựa lá sẽ cho ra mùi hơi tanh, rất khó chịu. Sau đó người nghệ nhân sẽ trả trước một lớp hoa nhài đang ngủ, rồi sau đó trả lên trên một lớp trà. Hoa lài thông thường sẽ nở vào khoảng tử 18 -19h tối, khi đó trà sẽ hấp thụ hương hoa và hoa sẽ bị hút hết hương hoa vào buổi sáng sớm, khi đó cánh hoa sẽ trong lại.

Lúc này người nghệ nhân sẽ lọc hoa ra và tiếp tục ướp hoa mới vào trà. Các bước ướp và sẽ lặp lại nhiều lần cho đến khi có được thành phẩm ưng ý. Hoa nhài nhiều nước nên lúc ướp ủ phải canh cho trà vừa đủ no hương để lâu dễ ủng trà, kém ngon. Ủ xong lại đem đi sấy, sấy vẫn dùng than hoa để âm ỉ  để trà bay hơi nước mà giữ hương hoa. Lặp lại 2 lần ướp ủ, sấy thì được mẻ trà nhài thơm ngon ngọt. Muốn ngon thì để thêm một thời gian cho trà và hoa nhuần vị, quấn quýt. Trong phương pháp ướp, Đây là An Viên Trà Đạo đã rút ra nhiều kinh nghiệm để trà thơm mà không gắt, bền hương và làm mất đi hương vị trà xanh căn bản.

Công dụng

Kiểm soát Cholesterone và đường huyết.

Lượng nhỏ caffeine và theanin giúp não bộ tỉnh táo và năng động.

L – Theanine trong trà xanh giúp não bộ sản sinh ra Hoocmon Dopamine và Serotonine được mệnh danh là hai loại Hoocmon tự nhiên để sống hạnh phúc và chống trầm cảm.

3. Cách pha

Bước 1: Với trà xanh và trà trắng bước này không bắt buộc.

Bước 2: Cho khoảng 5g - 10g trà vào ấm dung tích 200ml (tùy theo thế tích ấm trà và khẩu vị đậm nhạt cho lượng trà thích hợp).

Bước 3: Cho 1 lượng nước sôi 70 độ C - 80 độ C vừa đủ (Lưu ý: Nước đun sôi pha trà phải là nước sạch, không có mùi lạ).

Ủ trong 30 - 50 giây tùy khẩu vị, sau đó rót hết trà ra khỏi ấm, không ngâm trà quá lâu. Khuyến cáo không dùng ấm Tử Sa cho trà ướp hương.

Bước 4: Thưởng thức hương vị thơm ngon và tinh khiết của đặc sản Trà Xanh Sơn Tiệm Dệt Hương Nhài (Lài) – Trà Shan Tuyết Cổ Thụ Tà Xùa Việt Nam.

Với lượng trà và thể tích ấm như trên, quý khách có thể pha từ 6 đến 7 lần nước tùy khẩu vị đậm nhạt. Không dùng trà để qua đêm.

Đây là An Viên Trà Đạo chúc quý Trà Hữu có ấm trà ngon. Xin chân thành cảm ơn quý vị!


HSD: 1 năm

Trà khô: Đậy kín để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp lên trà. Bảo quản ngăn mát tủ lạnh sẽ tăng thời gian sử dụng.