Thành Tiền | 0đ |
---|---|
Tổng Tiền | 0đ |
Pha trà thực chất là một quá trình phá vỡ cấu trúc tế bào của lá trà để giải phóng hương vị của chúng. Trong phương pháp pha trà truyền thống của Trung Quốc, hay còn gọi là Công phu trà, ấm trà có lẽ là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình này.
Người pha trà phải biết chọn kích thước và hình dáng của ấm trà, loại chất liệu và nhiệt độ nung sao cho phù hợp với loại trà và số lượng người được dùng. Và bởi vì ấm trà là thứ được sử dụng hàng ngày thì nó phải là loại dễ dàng sử dụng, bền và đẹp mắt.
PHẦN 1 :
Những người say mê Công Phu trà một cách nghiêm túc thường dành hàng giờ đồng hồ tranh luận về những ưu điểm của các ấm trà, nhưng hầu hết mọi người đều đồng ý với bốn quan điểm sau:
• Bất cứ loại trà nào cũng sẽ có hương vị tuyệt vời nếu pha trong ấm trà bằng đất nung và những chiếc ấm trà tốt nhất luôn là những chiếc ấm làm từ Tử Sa, một loại đất thuộc vùng Nghi Hưng của Trung Quốc.
• Tử Sa có độ xốp hoàn hảo và có khả năng xử lý nhiệt tốt giúp cải thiện hương vị của trà ngon hơn rất nhiều lần so với trà pha trong các ấm bằng thủy tinh, sứ hoặc gốm tráng men.
• Mỗi ấm trà Nghi Hưng chỉ nên được dùng với một loại trà nhất định.
• Những chiếc ấm được nung ở nhiệt độ cao sẽ có bề mặt mịn và mỏng, hoàn hảo để pha với bất cứ loại trà nào và đặc biệt là đối với trà xanh, bạch trà và trà Ô Long. Còn đối với các loại ấm được nung ở nhiệt độ thấp với bề mặt ít mịn và dày thì phù hợp với Hồng trà (hay còn gọi là “ Trà đỏ” ở Trung Quốc) và trà Phổ Nhĩ.
Ấm trà bằng Tử Sa của Trung Quốc không áp dụng kĩ thuật tráng men, khi làm thành ấm trà vẫn giữ nguyên vẹn tính chất xốp của nó với các lỗ nhỏ li ti trên bề mặt và khi pha trà, dầu trà sẽ thấm vào đó và tích tụ bên trong ấm theo thời gian, làm mịn vị của trà và thậm chí còn cải thiện chất lượng của trà bằng cách thêm vào đó “hương vị” độc đáo được tạo nên từ những khoán chất có trong trà đã tích tụ lâu bên trong ấm.
Có ý kiến cho rằng không nên dùng cùng một ấm trà để pha nhiều loại trà khác nhau trừ khi chúng cùng thuộc một dòng trà, tuy nhiên điều này cũng không được nhiều người đồng ý vì có nhiều loại trà cùng thuộc một dòng trà như nhau nhưng trong đó sẽ có vài loại trà mang hương vị đậm đà hơn và một thời gian sau hương vị của chúng có thể sẽ ảnh hưởng đến hương thơm và vị của loại trà khác.
Chiếc ấm trà sẽ trở thành người bạn đồng hành của bạn qua nhiều năm nên hãy chắc chắn rằng không có bất cứ vết trầy xước hay nứt nào trên ấm. Chiếc ấm nên có trọng lượng phù hợp và khiến bạn cảm thấy thoải mái khi cầm trên tay. Tay cầm và nắp ấm phải vừa với ngón tay của bạn và nắp ấm phải vừa vặn chính xác với miệng ấm, đồng thời kích cỡ miệng ấm cũng phải phù hợp với kích thước lá trà bạn sử dụng. Miệng ấm với kích cỡ nhỏ thường sẽ giữ hương thơm của trà trong ấm trong khi kích cỡ miệng ấm lớn sẽ khiến hương trà dễ dàng thoát ra ngoài. Vậy nên loại trà lá nhỏ hoặc lá cuộn với mùi thơm nhẹ sẽ thích hợp với ấm có miệng ấm nhỏ (Trà xanh, bạch trà, Ôlong). Ấm với kích thước miệng ấm lớn hơn sẽ phù hợp với các loại trà có lá to và mùi thơm ngát (Hồng trà, Phổ Nhĩ)
Kích thước của vòi ấm phải đủ lớn để có thể rót trà ra dễ dàng. Công phu trà (phương pháp pha trà của người Trung Quốc) thường muốn thưởng thức trà nhanh chóng với thời gian ủ trà nhanh, vậy nên lỗ rót trên vòi cần phải có kích thước đủ lớn để không làm hạn chế dòng chảy của nước trà khi rót ra, nhằm tránh việc thời gian ủ trà bị tăng lên.
Hãy kiểm tra các kích thước khác của ấm để đảm bảo rằng chúng đều tương xứng với kích cỡ vòi ấm. Nhiều mẫu ấm trà mới ngày nay có sẵn đồ lọc bên trong. Nếu như ấm trà của bạn không có, hãy tìm một cái để lắp vào bên trong vòi ấm.
PHẦN II: 5 YẾU TỐ CHÍNH
Năm yếu tố chính trong việc chọn một ấm trà bao gồm:
• Kích thước
• Hình dáng
• Chế tác
• Chất đất
• Nhiệt độ
1/ KÍCH THƯỚC
Điều đầu tiên khiến bạn phải do dự khi chọn mua một ấm trà chính là việc lựa chọn kích thước ấm sao cho phù hợp với số lượng người mà bạn thường xuyên thưởng trà cùng. Ấm trà rất đa dạng về kích cỡ nhưng thường dựa vào bảng bên dưới:
Kích thước - Dung tích (ml) - Số người dùng
•1 - 70 ml - 1 đến 2 người dùng
•2 - 100ml - 2 đến 4
•3 - 175ml - 3 đến 5
•4 - 225ml - 4 đến 6
Việc mua một chiếc ấm trà có thể khiến bạn phân vân rất nhiều khi lựa chọn, nên kích thước của ấm trà được chỉ ra theo bảng trên khá tương ứng với số lượng người uống.
Nếu bạn thường uống trà một mình hoặc với một người khác thì kích thước #2 dành cho 2 người sẽ là một lựa chọn hoàn hảo, và khi có thêm một vài người bạn đến cùng thưởng trà thì vẫn có thể dùng cùng một loại ấm đó, chỉ đơn giản là tăng số lần pha lên mà thôi.
Nếu bạn muốn mời bạn bè, người thân đến cùng thưởng thức loại trà yêu thích cùng mình thì hãy cân nhắc đến một chiếc ấm có kích thước to hơn dành cho nhiều người cùng uống.
2/ HÌNH DÁNG
Các hình dáng khác nhau của ấm cho phép các loại lá trà khác nhau nở rộng ra theo cách độc đáo của riêng chúng để tối đa hóa diện tích bề mặt tiếp xúc với nước trong khi ủ bên trong ấm trà. Ấm trà có hai hình dáng cơ bản: dáng cao và dáng thấp. Mỗi dáng ấm sẽ phù hợp với một số loại trà nhất định.
*Phân loại hình dáng ấm trà sử dụng theo loại trà (hình 1, có nội dung)
Sưu tầm các loại ấm trà với hình dáng lạ mắt có thể là một sở thích thú vị và bổ ích nhưng chúng ta không nên nhầm lẫn giữa một ấm để pha trà với một ấm trà trang trí.
Lưu ý rằng tất cả các hình dạng ở trên, ngoại trừ ấm Trang trí thì các ấm còn lại đều được thiết kế rất đơn giản. Lý do cho việc thiếu hoặc không có họa tiết trang trí là vì trà rất nhạy cảm với sự biến động nhiệt và ấm trà tốt phải là loại ấm phân phối nhiệt đê cho toàn ấm.Ấm trà để trang trí tạo nên độ dày mỏng khác nhau trong ấm trà, dẫn đến xuất hiện các điểm với nhiệt độ không đều nhau.Một lý do khác là đối với công phu trà, nước nóng sẽ đổ khắp ấm trà trong quá trình pha trà và nước sẽ bị lệch bởi sự không bằng phẳng của bề mặt ấm, do đó có thể tạo nên những đi nóng hoặc nguội không đều nhau bên trong ấm trà hoặc trong suốt quá trình pha.
3/ CHẾ TÁC:
Không giống như kỹ thuật làm gốm của phương Tây nơi mà đất sét được tạo hình trên một bàn xoay ,chất liệu Tử Sa cứng hơn đất sét thông thường ,cho phép các bộ phận cấu thành của ấm trà được chế tạo trước và sau đó lắp ráp từng mảnh một lại với nhau. Có 3 phương pháp sản xuất ấm Tử Sa :
•Thủ công( làm hoàn toàn bằng tay )
•Bán thủ công
•Đúc khuôn
4/ CHẤT LƯỢNG ĐẤT
* Chất lượng của đất sét
Đất Tử Sa là loại đất nổi tiếng của vùng Nghi Hưng, thuộc tỉnh Giang Tô, Trung Quốc nơi mà những ấm trà tốt nhất đã được tạo ra trong hàng thế kỉ qua. Đất Tử Sa có nhiều loại nhưng có thể phân loại thành 2 nhóm sau:
• Đất sét thường (Earth clay)
• Đất sét đá (Stone clay)
Đất sét thường (Earth Clay) được sử dụng để làm ấm trà trung cấp được phổ biến rộng rãi và nhiều kiểu dáng với giá cả phải chăng (loại đất này ở các làng gốm của Việt Nam cũng có, tuy có thể khác một chút về thành phần cấu tạo). Loại đất này có màu tự nhiên là màu trắng.
Đất sét đá (Stone Clay) là loại đất mà ta vẫn thường gọi là đất Tử Sa hay đất sét tím “Purple Clay”, mặc dù màu của nó không phải chỉ có màu tím. Loại đất này trong tự nhiên có rất nhiều màu. Vì vậy, Tử Sa còn gọi là đất sét tự nhiên hay đất sét nguyên khoán.
Cấu trúc hạt độc đáo và thành phần khoáng chất của Tử Sa giúp chất phân bổ nhiệt tốt và duy trì nhiệt độ ổn định trong ấm trà, giảm thiểu biến động nhiệt độ làm giảm hương vị của trà. Thành phần khoán chất và kim loại của Tử Sa bao gồm oxit sắt, silic, mica, kaolinite cùng nhiều khoáng chất khác trong đó oxit sắt là thành phần chủ yếu. Chính nhờ thành phần cấu tạo đặc biệt này mà những chiếc ấm trà từ Nghi Hưng luôn có những ưu điểm rất tuyệt vời như: chịu được nhiệt rất cao (>1000C), giữ được trọn vẹn hương vị của trà.
Thành phần của đất.
Trong nhiều công thức, thì có 3 thành phần cơ bản của nguyên liệu thường được phối với nhau:
- Đất Tử Sa (hay gọi là Qing Shui Ni – Thanh Thủy nê- khi không trộn hay pha màu);
- Đất hỗn hợp, pha giữa Tử Sa và đất nhân tạo;
- Nhân tạo (đất sét pha màu)
{Bạn xem so sánh chất lượng và thành phần của đất Nghi Hưng tại Hình 2 và 3 nhé}
* Màu của đất
Khi đất được trộn, chúng được gọi là Pingni. Các loại đất Tử Sa tự nhiên hoặc các loại đất gốc ban đầu thường được trộn với nhau để tạo ra màu sắc truyền thống và màu sắc mới. Màu sắc tự nhiên và nhân tạo có thể được trộn lẫn hoặc chồng lên nhau trong các thiết kế khác nhau.
Thông thường, một lượng nhỏ đất sét thường của Nghi Hưng hoặc thậm chí đất Tử Sa sẽ được thêm vào một loại đất sét cấp thấp hơn không phải là đất sét Nghi Hưng và ấm trà này sau đó sẽ được bán dưới dạng ấm trà Nghi Hưng. Điều này khiến cho nhiều người mua lầm.
Đất sét nhân tạo (đất sét Nghi Hưng loại thường hoặc thậm chí không phải đất sét Nghi Hưng) là loại đất sét được nhuộm màu bằng thuốc nhuộm nhân tạo, thường có màu giống hệt như màu đất Tử Sa tự nhiên. Những ấm trà này không dùng tốt được như ấm trà Tử Sa và theo thời gian sẽ không còn đẹp nữa vì màu sắc sẽ phai dần, trong khi những ấm trà được làm từ đất Tử Sa thì vẫn giữ được nguyên vẹn màu sắc tự nhiên của chúng.
Việc đánh giá chất lượng của một ấm trà dựa trên màu sắc của đất sét là một kỹ năng yêu cầu phải có chuyên môn cao và là nguồn gốc của nhiều cuộc tranh luận giữa các chuyên gia. Dưới đây là một vài hướng dẫn để giúp bạn hiểu về ấm trà Tử Sa bằng màu sắc của chúng.
Màu sắc tự nhiên của đất sét thường ở Nghi Hưng là màu trắng.
Đất Tử Sa đa dạng màu sắc tự nhiên hơn, trong đó được đánh giá cao nhất là:
• Đỏ (Hồng Nê)
• Màu tím (Tử Nê)
• Màu xanh lá cây (Lục Nê) - thường được trộn với các loại đất sét khác hoặc dùng làm lớp phủ.
Còn có một một loại đất Tử Sa màu đỏ khác là Chu Nê, được lấy từ những mạch đá hiếm. Các ấm được làm từ đất này được làm to hơn kích thước vốn có, được nung ở nhiệt độ đặc biệt thấp (khoảng 1,080 độ F/582 độ C) và trong một thời gian lâu hơn nhiều so với ấm khác.
Ấm Chu Nê co lại trong khi nung, làm cho đất cực kỳ cứng và đặc. Nếu bạn nhìn kỹ, bạn có thể nhìn thấy những “nếp nhăn” nhỏ do đất co rút. Mặc dù quá trình nung được thực hiện với mức độ chính xác cao nhất, nhưng vẫn có đến hơn một nửa số ấm bị vỡ trong quá trình nung, chỉ còn lại một vài chiếc ấm tốt.
Ấm Chu nê thường có màu đỏ hoặc cam rất riêng, cho âm thanh cao khi gõ vào và loại ấm này thường rất đắt và hiếm.
{Bảng màu của đất được thể hiện ở hình 4-5}
5/ NHIỆT ĐỘ
Các loại đất khác nhau khi được nung ở nhiệt độ thấp hoặc cao sẽ cho các loại ấm khác nhau.
Ấm được làm từ đất xốp và nung nhiệt độ thấp sẽ dày hơn để giữ nhiệt lâu hơn, thích hợp với Trà Đen (còn gọi là Hồng Trà ở Phương đông) và Trà Phổ Nhĩ.
Ấm nung nhiệt đột cao hợp các loại trà như trà xanh, trắng và Ô Long vì chất đất mịn, mỏng hơn và sẽ nguội nhanh hơn, tránh cho các loại trà tinh tế bị “hầm” trong ấm.
Đất Tử Sa nung nhiệt độ cao có màu đỏ hơn trong khi đất Tử sa nung nhiệt độ thấp có màu nâu hơn. Ấm nung nhiệt độ cao ít xốp hơn và giữ được mùi thơm còn ấm nung nhiệt độ thấp xốp hơn và hợp cho các loại trà ít thơm.
{Bạn sẽ thấy sự thay đổi về màu sắc khi nung cùng 1 loại đất ở nhiệt độ khác nhau tại hình 6}
**KINH NGHIỆM:
Ấm trà chất lượng cao, thường có tiếng vang rõ ràng và khác biệt, nghe qua tựa như một chiếc chuông nhỏ khi bạn nhấc nắp ấm lên khoảng 0.5cm và thả nhẹ trở lại ấm trà (đảm bảo bạn đang cầm ấm trà trên tay của bạn để nó không làm hỏng ấm trà theo bất kỳ cách nào).
Trong hầu hết các trường hợp, tiếng vang càng cao và càng dài thì chất lượng càng tốt.
Những ấm trà sử dụng cho Hồng trà và trà Phổ Nhĩ dày hơn và được làm từ đất xốp hơn so với các ấm khác và không có âm thanh riêng biệt nào - nhưng điều này không có nghĩa là chúng không chất lượng. Những loại ấm này được lựa chọn bằng cách kiểm tra loại đất sét này có kết cấu thô hơn so với ấm dùng cho các loại trà khác.
Ấm trà cũ có một lớp vỏ đặc biệt từ sự tích tụ của dầu trà khi được sử dụng sau một thời gian. Nhiều ấm trà mới có độ bóng tương tự do được phủ một lớp sáp để bảo vệ lớp đất sét và làm cho chúng trông đẹp hơn.
Ấm trà cổ có giá trị lịch sử (có thể đước kiểm chứng hoặc không) và đã được thấm dầu trà trong nhiều năm. Người mua cũng có thể đưa ra quyết định nhanh chóng cho một ấm trà có chất lượng tốt thay vì xem xét độ tích tụ của dầu trà trong ấm.