Shopping Cart

Thành Tiền 0đ
Tổng Tiền 0đ

NGUỒN GỐC ẤM TỬ SA NGHI HƯNG

17/03/2023
Nguốn Gốc Ấm Tử Sa Nghi Hưng

Thành phố Nghi Hưng, xưa là huyện Nghi Hưng thuộc tỉnh Giang Tô, nằm trên bờ hồ Tam Giác Châu chảy ra Trường Giang, vị trí cách bờ Tây Thái Hồ (Vô Tích ) 64km, giáp ranh tỉnh An Huy. Kỹ thuật gốm sứ Nghi Hưng có bề dày lịch sử hơn 5.000năm, tương truyền Phạm Lãi và Tây Thi sau khi giúp Câu Tiễn diệt nước Ngô đã cùng nhau đến Nghi Hưng sống cuộc đời ẩn dật, lấy nghề nặn gốm làm thú tiêu khiển. Gốm Nghi Hưng được định hình từ đời Tống- Nguyên, đến đời Minh Thanh mới phát triển hưng thịnh, trong đó gốm tử sa với những tính năng công dụng, phong cách nghệ thuật độc đáo được xem là " bông hoa của kinh đô gốm" đã tỏa hương sắc bay ra thế giới.

Về việc phát hiện ra gốm tử sa,truyền thuyết kể rằng : Vào thời xa xưa, có một thầy tu cứ mỗi lần đi qua thôn Thục Sơn - Nghi Hưng thì cất tiếng rao to "Mại phú quý thổ, mại phú quý thổ! " ( Bán đất giàu sang đây ), những người dân địa phương hiếu kỳ chỉ nhìn ông rồi bỏ đi.Thầy tu thấy mọi người dửng dưng, không ai phản ứng gì, càng ra sức rao "Quý bất dục mãi, mãi phú như hà ? " ( Không muốn mua quý thì làm sao giàu được). Rồi dẫn mấy người trong thôn đến nơi mà ông gọi là : Phú quý thổ ,nằm trong hai ngọn núi Thanh Long và Hoàng Long ( trấn Dinh Thục ).Tại đây, người ta đào thấy đất sét có 5 màu : đỏ, vàng, xanh lục, xanh lam và tím dùng chế tạo gốm rất tốt .

Nghề thủ công Chế tác Tử Sa đã nổi tiếng trong và ngoài nước (Trung Hoa) hàng trăm năm qua nhờ nghệ thuật tạo hình đơn giản, tao nhã và sống động và được thế giới đánh giá cao. 
Ngoài lịch sử lâu đời và nền văn hóa trà thịnh vượng về mặt nghệ thuật, nghề thủ công của Tử Sa Nghi Hưng cũng phản ánh những đặc điểm nghệ thuật huy hoàng của nghề thủ công Tử Sa. Nghệ thuật tạo hình của nó là vô song. Hình dạng bà thiết kế của đồ thủ công Tử Sa ở Nghi Hưng rất đa dạng. Tuy cùng là hình vuông hoặc hình tròn nhưng mỗi tác phẩm lại có sự khác nhau. Do đó, từ góc độ nghệ thuật tạo hình, vị thế của nghề thủ công Tử Sa cao hơn nghề thủ công gốm sứ.

Những điểm chính để nhận biết: 
* Điểm nhận dạng của Tử Sa: Màu sắc, kết cấu hạt và độ bóng. Những ngọn núi khác nhau ở các độ tuổi khác nhau có những đặc điểm riêng. Đồng thời, " Đất Thiên Thanh" vào cuối thời nhà Thanh khác với vật liệu Đất của các triều đại trước đây.
* Phong cách tạo kiểu: Mỗi thời đại có những yêu cầu về hình thức và cảm nhận cụ thể. Có sự khác biệt về kiểu dáng, tỷ lệ tổng thể và cấu hình của miệng, tay cầm và các nút. 
* Tay nghề thủ công: Ngay cả những nghề thủ công được dạy bởi cùng một thầy cũng sẽ có những phong cách khác nhau. 
* Khí chất và sự quyến rũ: tiêu chí quan trọng nhất, kiệt tác của các bậc thầy nổi tiếng, kiệt tác của họ có sức hấp dẫn riêng không thể so sánh được do chất lượng nghệ thuật cao độc đáo và kỹ năng tuyệt vời, cũng như hiểu biết sâu sắc về các đặc tính của nguyên liệu và việc nắm bắt nhiệt độ lò.
Nó đã trở thành một trong những biểu tượng văn hoá tiêu biểu của Trung Quốc. 

Tử sa là loại gốm tự nhiên có chất đất nhỏ mịn, hàm lượng chất sắt cao, tính kết dính dễ tạo hình , nhất là khi dùng các vật dụng nhỏ, tinh xảo như ấm trà. Người xưa đã tổng kết 5 ưu điểm của ấm tử sa :
1. Dùng để pha trà không mất đi nguyên vị của trà, "Sắc, hương, vị giai uẩn" .Văn Chấn Hanh đời Minh bình luận trong tập Trường vật chí :" Ấm tử sa dùng pha trà tốt nhất, đậy nắp vẫn ngửi thấy mùi thơm, giữ nóng lâu ".
2. Thành ấm có nhiều lỗ thông khí kép nhỏ li ti( còn gọi là khí khổng ), dùng lâu ngày có thể hấp thu mùi vị trà, chỉ cần chế nước sôi vào là có hương vị trà.
3. Nước trà pha trong ấm để quên mấy ngày không bị thiu, mốc hay biến chất.
4. Ấm sử dụng càng lâu càng phát màu.Ngô Kiến đời Thanh nói : "Ấm tử sa dùng hàng ngày, năng lau chùi sẽ sáng bóng như gương ".
5 .Ấm tử sa có đặc điểm chịu được sự biến động nhiệt độ nóng lạnh tức thời mà không bị rạn nứt, lại truyền nhiệt chậm, lỡ tay cầm vào ấm không bị bỏng .

                   

Chia sẻ

Bài viết liên quan